Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) Ngozi Okonjo-Iweala, việc thế giới tách thành hai khối thương mại có thể gây ảnh hưởng có tính phá hủy đối với nền kinh tế thế giới.
-
Kinh tế toàn cầu có thể mất 1 nghìn tỷ USD nếu xung đột Israel-Palestine lan rộng
-
IMF: Nền kinh tế toàn cầu đang cải thiện nhưng lạm phát vẫn là kẻ thù số 1
Tổng Giám đốc WHO Okonjo-Iweala vừa lên tiếng cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu phân mảnh và điều này có thể khiến tất cả mọi người “phải trả cái giá rất đắt”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Nikkei hồi cuối tuần vừa rồi, người đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới bày tỏ lo ngại về sự leo thang trong cuộc xung đột giữa Israel với Hamas, cũng như tác động tiềm tàng của nó đối với tăng trưởng toàn cầu nếu như cuộc xung đột đó lan rộng hơn khắp khu vực Trung Đông.
Ông Okonjo-Iweala chỉ ra rằng: “Đó là một trong những khu vực sản xuất ra nhiều dầu và khí đốt trên thế giới. Vì vậy chắc chắn điều này sẽ có tác động”.
Theo WTO, triển vọng cho nền kinh tế thế giới trong năm 2024 vẫn tương đối lạc quan, với mức tăng trưởng dự kiến vào khoảng 3,3%, “nhưng rủi ro đi xuống là rất lớn”.
WTO ước tính nếu thế giới chia thành hai khối thương mại, GDP toàn cầu sẽ giảm 5% trong dài hạn. Tổng thư ký WTO Okonjo-Iweala cảnh báo rằng đây sẽ là một “tổn thất to lớn”, đồng nghĩa với việc mất đi toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản.
Tuy nhiên, người đứng đầu tổ chức WTO cho biết, WTO không nhận thấy “dấu hiệu lớn của quá trình phi toàn cầu hóa trên phạm vi rộng hơn”. Ông này đồng thời cho biết thêm rằng, khối lượng giao dịch thương mại hàng hóa và dịch vụ “vẫn khá đáng kể”, ở mức khoảng 31 nghìn tỷ USD.
Đầu tháng này, WTO đã cắt giảm dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2023 xuống 0,8% so với mức 1,7% ước tính trước đó, với lý do sản xuất ngày càng suy thoái.