Lãi suất tiền gửi giảm sâu, xuất hiện diễn biến lạ

Mặt bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng hiện ở mức 6-7%/năm. Chỉ nửa đầu tháng 8, đã có khoảng 30 ngân hàng giảm lãi suất. Điều này tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay.

Hàng loạt ngân hàng có động thái cắt giảm lãi suất huy động. Ngoại trừ 4 ngân hàng có vốn Nhà nước (big 4) giữ nguyên lãi suất, còn lại các ngân hàng tư nhân đều “đua” giảm lãi suất. Thậm chí, có bên cổ phần đã đưa lãi suất xuống thấp hơn cả nhóm big 4.

Theo khảo sát của phóng viên Dân trí, lãi suất giảm tập trung ở kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, mức giảm bình quân 0,3-0,5 điểm %/năm.

Ngày giao dịch gần nhất là phiên cuối tuần (18/8), Bac A Bank hạ lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng trở lên 0,2-0,25 điểm %/năm. Mức lãi suất cao nhất của ngân hàng này hiện là 6,95%/năm cho kỳ từ 13 tháng trở lên, với số tiền trên 1 tỷ đồng.

VietABank cũng giảm lãi suất huy động từ 0,1-0,3 điểm %/năm cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Mức lãi suất cao nhất mà đơn vị này áp dụng là 7%/năm đối với hình thức gửi tiết kiệm online, kỳ hạn 12 tháng và lĩnh lãi vào cuối kỳ.

Hay Techcombank cũng điều chỉnh lãi suất đối với nhiều kỳ hạn. Lãi suất cao nhất của nhà băng chỉ còn 6,3%/năm, áp dụng với khách hàng gửi tiền online, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và số tiền trên 3 tỷ đồng.

ACB đưa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6-12 tháng xuống còn 6,2%/năm, thay vì 6,4-6,5%/năm như trước đây. Để hưởng mức lãi suất này, khách hàng cần gửi ít nhất 5 tỷ đồng.

Sau đợt giảm này, chỉ còn 5 ngân hàng sẵn sàng trả lãi suất từ 7%/năm trở lên cho người gửi tiền, gồm DongA Bank, NCB, PVcomBank, HDBank, VietABank. Khoảng 25 nhà băng còn lại niêm yết lãi suất dưới 7%/năm.

Trên thị trường chứng khoán, mức giá cao nhất (hay mức giá kịch trần) mà khách hàng có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch là 7% với giá tham chiếu với sàn HoSE, 10% so với giá tham chiếu với sàn HNX và 15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước với sàn UPCoM.

Không ít người cho rằng mức lãi suất ngân hàng hiện tại là “quá thấp”. Tuy nhiên, lãi suất đầu vào thấp sẽ là cơ sở để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay.

Như vậy, sau giai đoạn “tăng nóng” vào cuối 2022, lãi suất tiết kiệm đã bắt đầu hạ nhiệt khi bước vào đầu năm nay. So với giai đoạn cao điểm vào cuối năm ngoái, lãi suất tiết kiệm đã giảm tới 3-4 điểm % với kỳ hạn 6-12 tháng.

Diễn biến này, theo giới phân tích, do thanh khoản hệ thống ngân hàng đã dồi dào, thậm chí dư thừa hơn trước. Ngân hàng Nhà nước cũng 4 lần hạ lãi suất điều hành, phần nào khiến mặt bằng lãi suất giảm sâu như hiện tại.

Trong bối cảnh lãi suất đầu vào đã hạ nhiệt nhanh, Ngân hàng Nhà nước gần đây yêu cầu các nhà băng đồng thời giảm lãi suất khoản vay cũ và mới ít nhất 1,5-2 điểm %/năm theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Theo VnMedia 

Scroll
0793678999
0793678999