Hiện dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh BĐS khác có số lượng lớn nhất với 270.000 tỷ đồng. Tiếp theo là dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án nhà ở đứng thứ 2 với 252.796 tỷ đồng…
Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo quý 2 thị trường bất động sản Việt Nam.
Tại báo cáo này, Bộ Xây dựng dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tính đến 31/5/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 925.796 tỷ đồng, tăng gần 20.000 tỷ so với thời điểm cuối tháng 4/2023.
Hiện dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh BĐS khác có số lượng lớn nhất với 270.000 tỷ đồng. Tiếp theo là dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án nhà ở đứng thứ 2 với 252.796 tỷ đồng…
Về các ngân hàng cho vay, khảo sát của tờ Kiến thức Đầu tư cho thấy, tại 27 ngân hàng đã niêm yết, chỉ có 12 ngân hàng công bố về tỷ lệ cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản thông qua Phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh.
Xét theo tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ cho vay khách hàng, danh sách 12 ngân hàng này theo thứ tự giảm dần tại thời điểm 30/6 gồm: Techcombank (33,68%), VietBank (17,98%), VPBank (15,22%), SHB (14,84%), HDBank (12,05%), MSB (8,82%), TPBank (7,75%), Saigonbank (6,62%), KienLong Bank (6,47%), MB (5,75%), PG Bank (4,81%), và VIB (0,72%).
Trong đó, có 8 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ cho vay bất động sản tăng so với thời điểm cuối năm 2022. Ở chiều ngược lại, 4 ngân hàng lại ghi nhận giảm nhẹ tỷ lệ này là VietBank (giảm 2,62%), KienLong Bank (giảm 0,08%), PG Bank (giảm 2,84%), và VIB (giảm 0,14%)
Xét về dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản, Techcombank vẫn là ngân hàng đứng đầu với 153.692 tỷ đồng đồng. Theo sau đó là VPBank (63.553 tỷ đồng) và SHB (58.437 tỷ đồng).