OCB rót vốn cho công ty gia đình Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn

Thứ bảy, 04/03/2023 | 13:08

Ngày 8/2/2023, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị trực tuyến về tín dụng bất động sản. Hội nghị do Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chủ trì. Kết thúc Hội nghị, thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh sẽ tăng cường kiểm tra việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp, tập đoàn, dự án sân sau.

“Nếu tín dụng tập trung vào các doanh nghiệp là sân sau với mức độ tập trung lớn sẽ rất rủi ro. Các ngân hàng cần phải quan tâm lưu ý việc này”, Thống đốc khẳng định.

Hiện nay, vẫn chưa rõ Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện kiểm tra vấn đề “sân sau” của ngân hàng hay chưa, chỉ biết rằng một số ngân hàng đã cho công ty liên quan đến lãnh đạo cấp cao vay vốn. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) là một trong số đó.

OCB cho công ty gia đình Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn vay vốn

Ít ai biết Công ty cổ phần Gateway Thủ Thiêm (Công ty Gateway Thủ Thiêm) có liên quan đến gia đình Chủ tịch HĐQT OCB Trịnh Văn Tuấn.

Gateway Thủ Thiêm thành lập ngày 30/12/2020 tại Tầng 1, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh với người đại diện pháp luật là ông Đào Duy Hải.

Tại thời điểm thành lập, công ty có vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Trịnh Văn Tuấn (sở hữu 60% vốn), bà Cao Thị Quế Anh (sở hữu 30% vốn) và Trịnh Mai Linh (sở hữu 10% vốn).

Không chỉ là cổ đông tại Gateway Thủ Thiêm, bà Cao Thị Quế Anh còn nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật công ty trước khi chuyển giao cho ông Đào Duy Hải.

Bà Cao Thị Quế Anh là vợ ông Trịnh Văn Tuấn. Còn Trịnh Mai Linh là con của cặp vợ chồng đại gia này. Có thể thấy, gia đình ông Tuấn nắm 100% tại Gateway Thủ Thiêm.

Ngày 28/12/2021, Công ty cổ phần Gateway Thủ Thiêm ký hợp đồng tín dụng với OCB – Chi nhánh TP.HCM. Tài sản đảm bảo là “Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán bất động sản số 01/2021/HDMB/QLP-GWTT ngày 20/12/2021 được ký kết giữa Công Ty Cổ Phần Gateway Thủ Thiêm và Công Ty Cổ Phần Quốc Lộc Phát”.

Cho vay nhiều công ty "người quen" của Chủ tịch

Không chỉ cho công ty gia đình Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn vay vốn, OCB còn rót vốn cho nhiều công ty "người quen" của vị chủ tịch này, là ông Đào Duy Hải.

Như đã nêu trên, hiện tại, ông Đào Duy Hải đã thay thế bà Cao Thị Quế Anh để trở thành Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật Công ty Gateway Thủ Thiêm. Mà ông Đào Duy Hải từng là Trưởng ban kiểm soát ở Công ty cổ phần Chứng khoán quốc tế Việt Nam (VISecurities), nơi ông Trịnh Văn Tuấn từng là Chủ tịch HĐQT.

VISecurities được góp vốn bởi các cổ đông là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và 8 cá nhân, trong đó có ông Trịnh Văn Tuấn. Thời điểm đó, ông Tuấn đang là Chủ tịch VIB. Đồng thời, ông Tuấn kiêm nhiệm thêm chức vụ Chủ tịch VISecurities. Sau đó, ông Tuấn rời VIB và VISecurities để sang OCB.

Ông Đào Duy Hải không chỉ là người đại diện pháp luật cho công ty của gia đình ông Trịnh Văn Tuấn mà còn đại diện cho hàng loạt công ty khác như Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thịnh Thịnh Vượng, Công ty cổ phần Đầu tư Bình An House, Công ty cổ phần Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn Du lịch và Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Long Thành Phát.

Trong đó, Bình An House được biết tới là công ty mẹ của Gateway Hà Nội, chủ nhân mới của tòa tháp 265 Cầu Giấy (từng được FLC thế chấp để cấn trừ nợ tại OCB).

OCB đã rót vốn cho nhiều công ty liên quan đến ông Đào Duy Hải.

Cụ thể, ngày 25/3/2020, OCB – Chi nhánh TP.HCM ký hợp đồng tín dụng với Thịnh Thịnh Vượng. Tài sản đảm bảo là “Toàn bộ lợi ích thu được từ quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng vốn đầu tư tại Công ty TNHH MTV Địa Ốc Cao Su Đồng Nai”.

Ngày 22/4/2020, hai bên tiếp tục ký hợp đồng. Tài sản đảm bảo là “Toàn bộ phần vốn góp của Bên thế chấp tại Công ty TNHH Một Thành Viên Địa Ốc Cao Su Đồng Nai và toàn bộ thành quả, lợi nhuận, lợi tức và tất cả các quyền tài sản khác hình thành trong tương lai phát sinh từ phần vốn góp trên”.

Năm 2017, OCB – Chi nhánh TP.HCM ký hợp đồng tín dụng với Công ty cổ phần Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn. Tài sản đảm bảo là 11 hợp đồng tiền gửi. Ngày 13/5/2015, OCB – Chi nhánh Đăk Lăk ký hợp đồng với Bình An House (khi đó là Công ty cổ phần Cà phê Phương Đông). Tài sản đảm bảo là hàng hóa cà phê.

PV

Từ khóa:
Theo vnmedia.vn Copy
“Siêu quần thể đô thị biển” Vinhomes thành hình: Mọi ngả đường đều dẫn về khu Đông Hà Nội

“Siêu quần thể đô thị biển” Vinhomes thành hình: Mọi ngả đường đều dẫn về khu Đông Hà Nội

Tiến độ thi công thần tốc đã giúp “siêu quần thể đô thị biển” 1.200 ha của Vinhomes ở phía Đông Hà Nội duy trì được sức nóng trong thời gian qua. Đây cũng là nhân tố được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho đà phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản ngay trong năm 2023.
EU vẫn là nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Nga

EU vẫn là nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Nga

Theo ước tính mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), trong năm qua, Liên minh châu Âu là khách hàng mua nhiên liệu hóa thạch hàng đầu của Nga, cụ thể là than, dầu và khí đốt.
Setra chậm trả lãi trái phiếu vì “chưa thu xếp được nguồn thanh toán”

Setra chậm trả lãi trái phiếu vì “chưa thu xếp được nguồn thanh toán”

CTCP Dịch vụ - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chậm trả lãi 20 lô trái phiếu với tổng mệnh giá 2.000 tỷ đồng.
Chủ thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy bị cơ quan chức năng 'soi' về thuế, bảo hiểm

Chủ thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy bị cơ quan chức năng "soi" về thuế, bảo hiểm

Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi vừa có quyết định thanh tra tại Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (mã CK: QNS). Hiện tại, QNS đang sở hữu các thương hiệu sữa đậu nành khá nổi tiếng Fami, Vinasoy